Hướng dẫn cách khai cuộc mở đầu trong cờ tướng
- Tổng kết kinh nghiệm của các cao thủ cờ tướng iWin để vạch thành các nguyên tắc vận dụng cụ thể vào khai cuộc thì rõ ràng và phù hợp hơn
1. Phải nhanh chóng triển khai toàn bộ quân chủ lực.
2. Phải hình thành một thế bố trí quân linh hoạt.
3. Phải sử dụng hợp lý các nước đi Tốt và Sĩ, Tượng.
4. Trong khai cuộc không nên sử dụng một quân đi nhiều lần.
5. Khi chưa triển khai đủ lực lượng thì không nên vội tấn công.
6. Không nên tham lợi nhỏ mà bị bẫy.
7. Phải tránh tình trạng các quân cản trở nhau.
Hướng dẫn cụ thể từng nguyên tắc khai cuộc cờ tướng
Phải nhanh chóng triển khai toàn bộ quân chủ lực:
Giai đoạn khai cuộc là giai đoạn ra quân, bố trí đội hình lực lượng để săụn sàng tấn công hay phòng thủ. Giai đoạn này đòi hỏi các quân chủ lực Xe, Pháo và Mã của cả hai cánh phải được huy động nhanh chóng tiến lên chiếm lấy những điểm thuận lợi. Cụ thể là hai Xe phải ra cho sớm để giành lấy các thông lộ 2, 4 hoặc 6, 8, còn Pháo thì tuỳ từng kiểu chơi bố trí cho đúng chỗ để sẵn sàng tham gia tấn công hoặc tiếp ứng phòng thủ. Đối với Mã cũng vậy, cần triển khai sớm để bảo vệ Tốt đầu, thường một con ở nhà phòng thủ, một con sẵn sàng nhảy qua phối hợp cùng các quân khác tấn công.
Việc đưa quân nào tấn công trước, quân nào chực chờ tiếp ứng và quân nào nhất thiết phải ở lại bên nhà để phòng thủ đều phải có kế hoạch. Không được tùy hứng điều động lung tung, nhất là không xác định rõ nhiệm vụ từng quân cờ cụ thể thì hàng ngũ sẽ mau rối loạn. Khi chơi có kế hoạch, tức là các quân được bố trí theo một đội hình chiến đấu thì sang giai đoạn trung cuộc sẽ dễ dàng thực hiện các ý đồ chiến lược một cách chủ động.
Phải hình thành một thế bố trí quân linh hoạt:
Nhanh chóng triển khai các quân chủ lực là để dàn thành một thế trận với yêu cầu là các quân đều phát huy tốt chức năng của mình. Đó là thế bố trí quân linh hoạt hay còn gọi là có tính cơ động cao. Muốn tấn công thì có ngay điều kiện liên kết các quân để tấn công hoặc cần thiết phải phòng thủ thì cũng dễ dàng chuyển sang phòng thủ, cánh mặt cánh trái hô ứng có nhau. Hoặc cũng có thể chuyển thế trận này sang thế trận khác mà vẫn chủ động hay vẫn giữ vững thế phòng ngự. Trái với linh hoạt là bị phong tỏa, bị ngăn cản tầm hoạt động, các quân di chuyển khó khăn trong tình thế ngột ngạt.
Sau đây chúng ta xem một số kiểu bố trí quân của cả hai bên.
Phải sử dụng hợp lý các nước đi Tốt và Sĩ, Tượng:
Yêu cầu triển khai toàn bộ các quân chủ lực đương nhiên phải hạn chế việc đi các Tốt cũng như Sĩ, Tượng. Thế nhưng cần lưu ý: các Mã muốn linh hoạt thì phải tiến các Tốt 3, 7 hoặc Tốt biên. Còn các Xe muốn thông, từ cánh mặt sang cánh trái hay ngược lại thì không vội gì lên Sĩ. Trong một số thế trận, như Đơn Đề Mã, Phản Công Mã muốn chuyển sang chơi Thuận Pháo hoặc Nghịch Pháo thì không nên vội lên Tượng.
Cần nhận rõ các Tốt tiến lên làm cho các Mã linh hoạt đồng thời cũng khống chế Tốt đối phương khiến chúng không lên được, làm ngột ngạt các Mã của chúng. Một số đòn chiến thuật, hi sinh Tốt để chiếm thế rất lợi hại, đặc biệt khi phía sau có Pháo, tiến Tốt qua uy hiếp Mã đối phương thường diễn ra. Con Tốt đầu có vai trò rất đặc biệt: vừa là một bộ phận để phòng thủ vừa là một quân xung kích tấn công, do đó phải thật thận trọng khi đi Tốt đầu. Đối với Sĩ, Tượng khi chưa cần thiết thường để lỡ thời cơ ra quân, phối hợp tấn công, trả đòn.
Trong khai cuộc không nên sử dụng một quân đi nhiều lần:
Khai cuộc là một cuộc chạy đua việc động binh, đưa các quân ra bố trí trận thế. Nếu ta chỉ sử dụng hai, ba quân thôi thì hẳn là các quân khác chưa được điều động ra ứng chiến và nếu đối phương ra quân đầy đủ lại tiến hành một cuộc tấn công nào đó thì ta sẽ không có lực lượng đối phó kịp thời.
Kinh nghiệm cho thấy trong khai cuộc với 10 hoặc 12 nước đi ban đầu ta phải huy động ít nhất 6 – 7 quân khác nhau, nếu ít hơn thì thường là bị động đối phó.
Khi chưa triển khai đủ lực lượng thì không nên vội tấn công:
Kinh nghiệm cho thấy trong khai cuộc với 10 hoặc 12 nước đi ban đầu ta phải huy động ít nhất 6 – 7 quân khác nhau, nếu ít hơn thì thường là bị động đối phó.
Khi chưa triển khai đủ lực lượng thì không nên vội tấn công:
Nguyên tắc này coi như “hệ luận” của các nguyên tắc trên, vì nếu chỉ mới triển khai vài ba quân mà vội mở cuộc tấn công thì rất nguy hiểm. Đối phương động binh đầy đủ sẽ bẻ gẫy dễ dàng một cuộc tấn công như vậy. Dĩ nhiên trong một số trường hợp do đối phương dàn quân sơ hở thì ta có thể tranh thủ thời cơ mở đợt tấn công với mục đích gây tổn thất hoặc gây khó khăn cho đối phương.
Không nên tham lợi nhỏ mà bị bẫy:
Khi khai cuộc không phải chỉ ra nhanh các quân mà còn phải tạo một thế liên hoàn giữa chúng, trong đó cần có những cái bẫy để nhử đối phương. Những người chơi cờ thiếu kinh nghiệm ham rượt đuổi, bắt quân, bắt Tốt thường bị vây hãm, có khi bị mất quân luôn.
Do đó nguyên tắc này dạy chúng ta phải luôn luôn nhìn toàn diện, đừng phiến diện, đừng tham một lợi nhỏ mà bị mắc mưu đối phương.
Về những loại bẫy trong khai cuộc thì có rất nhiều, mỗi thế trận đều có những kiểu bẫy riêng.
Phải tránh tình trạng các quân cản trở nhau:
Cần lưu ý trong một số thế trận như Quá Cung Pháo, Kim Câu Pháo hoặc Quá Cung Liễm Pháo… dồn quân sang một cánh dễ xảy ra tình trạng các quân dồn cục lại, khó bề xoay trở. Các quân đã không linh hoạt thì cũng khó phát huy hết khả năng của chúng, dễ bị đối phương vây ép. Cho nên nguyên tắc này lưu ý cách triển khai quân sao cho nhịp nhàng mới hình thành được một thế trận vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các giai đoạn sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét